Giảm lượng calories nạp vào cơ thể có thật sự giúp giảm cân?

Từ lâu, số lượng các ca bệnh liên quan đến béo phì, thừa cân và vô số các bệnh mãn tính phổ biến khác ngày càng gia tăng. Nhiều người trong chúng ta được tuyên truyền ăn ít lại để giảm cân, hay nói cách khác là nhằm mong muốn giảm lượng Calories tiêu thụ của cơ thể. Cơ chế giảm cân dựa trên giảm lượng calories tiêu thụ là hoàn toàn đúng, nhưng nó chưa hoàn toàn đầy đủ xét trên nhiều phương diện. Cùng khám phá nhiều góc nhìn mới lạ về việc vì sao bạn giảm lượng calories tiêu thụ nhưng vẫn không giảm được cân nhé.

1. Calories là gì?

Calories hay còn gọi là Calo (ký hiệu là Cal) được các nhà khoa học định nghĩa là đơn vị tiêu chuẩn để tính lượng năng lượng nạp vào cơ thể hằng ngày thông qua đường ăn uống hoặc tổng năng lượng cơ thể đốt cháy thông qua hoạt động sống

Hầu hết tất cả các thực phẩm đều chứa calories và ba nguồn calories chính của cơ thể đến từ Carbohydrate (tinh bột đường), Protein (chất đạm) và Fat (chất béo). Trong đó, chất béo là nguồn dinh dưỡng chứa lượng calories cao nhất trong cả ba. Theo định nghĩa, ta có quy ước về cách quy đổi các thành phần như sau:

  • 1g fat = 9 calories.
  • 1g carb = 4 calories.
  • 1g protein = 4 calories.
Nguồn dinh dưỡng hằng ngày
Nguồn dinh dưỡng hằng ngày

2. Vì sao giảm lượng calories tiêu thụ có thể không giảm cân?

Lý do số 1: Không để ý lượng calories đầu ra

Nhiều người thường mắc phải sai lầm rằng cứ nghĩ ăn ít đi (giảm lượng calories tiêu thụ) sẽ giảm được cân nặng. Nhưng thực tế, cân nặng của bạn phụ thuộc vào cả hai phía, calories đầu vào (calories in) và calories đầu ra (calories out).

Có nghĩa là khi mong muốn giảm cân, ngoại trừ việc quan tâm đến lượng thức ăn giảm xuống, bạn còn phải quan tâm đến “đầu ra”. “Đầu ra” ở đây chính là lượng calories mà cơ thể bạn sử dụng để tiêu hao hàng ngày, nó có thể đến từ việc di chuyển, tập luyện hay làm việc nhà.

Rất đơn giản, bạn có thể tưởng tượng như sau:

  • Bình thường bạn tiêu hao 2000 calories/ngày cho cơ thể hoạt động, làm việc hay học tập một cách hiệu quả. Bạn nạp vào cơ thể 1800calories/ngày Nạp vào < Tiêu thụBạn sẽ giảm cân
  • Một ngày đẹp trời nào đó, bạn chỉ nạp vào cơ thể 1700 calories/ngày. Nhưng bạn không vận động hoặc vận động ít, bạn chỉ tiêu tốn 1500 calories/ngàyNạp vào > Tiêu thụ → Bạn vẫn tăng cân dù giảm lượng calories đầu vào.

 

Lý do số 2: Cơ chế sinh tồn của cơ thể chỉ dựa vào calories?

Nhiều người nghĩ rằng cứ ăn càng ít, thì lại càng giảm được cân nhanh chóng. Điều này chỉ đúng trong ở một khoảng thời gian ngắn.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người nhịn ăn tiêu cực trong dài hạn, khi họ tăng cân trở lại sẽ tăng hơn cả số cân nặng ban đầu trước khi giảm.

Điều này một phần là do cơ thể của bạn đã tự động điều chỉnh “tốc độ trao đổi chất cơ bản” thấp theo với lượng năng lượng bạn nạp vào theo cơ chế sinh tồn của cơ thể. Khi bạn tiêu thụ quá ít thức ăn trong dài hạn, lượng năng lượng tiêu hao của cơ thể cũng giảm dần tỉ lệ thuận theo.

Daily TDEE
Daily TDEE

Lý do số 3: Rối loạn hormone

  • Hormone Leptin

Hệ nội tiết – các hormone trong cơ thể cũng góp phần quan trọng nhằm điều chỉnh cân nặng cơ thể. Khi lượng thức ăn nạp vào bị cắt giảm đột ngột, hormone Leptin – hormone kiểm soát cảm giác no – giảm sút, khiến bạn dễ cảm thấy đói hơn.

Cơ chế hoạt động của hormone Leptin
Cơ chế hoạt động của hormone Leptin
  • Hormone Cortisol

Đồng thời, khi cơn đói diễn ra bạn sẽ cảm thấy mức độ căng thẳng tăng cao. Lúc này, hormone Cortisol từ vỏ thượng thận sẽ được tiết ra nhằm đối phó với căng thẳng.

Hậu quả khi tiết ra quá nhiều Cortisol chính là tích trữ mỡ ở vùng bụng (tăng mỡ nội tạng). Cortisol có nhiệm vụ gia tăng đường huyết trong cơ thể, nên khi mức độ Cortisol cao thì dẫn tới mức độ thèm ngọt tăng theo khiến vòng lặp thèm ngọt, béo phì, tăng cân lại diễn ra.

Căng thẳng dẫn đến béo phì
Căng thẳng dẫn đến béo phì

3. Kết luận

Giảm cân không chỉ đơn giản là giảm calories nạp vào cơ thể. Để đạt được kết quả giảm cân bền vững và lành mạnh, bạn cần phối hợp nhiều yếu tố như xây dựng chế độ ăn uống cân đối, lựa chọn các thực phẩm lành mạnh như: gạo lứt, yến mạch

Đồng thời, bạn phải kết hợp với tập luyện đều đặn, đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng, cũng như quản lý căng thẳng hiệu quả nhằm giữ mức độ trao đổi chất ở mức ổn định.

Cuối cùng, calories vẫn đóng vai trò quan trọng trong hành trình giảm cân, nhưng sự thành công lâu dài phụ thuộc vào việc duy trì lối sống cân bằng và khoa học.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *